MANUAL TEST Bài 3: Các loại Test

I. Các loại test (Testing Types)

  • Chúng ta sẽ phân ra 2 loại test cơ bản đó là Functional Testing(Kiểm thử chức năng) và Non Functional Testing(Kiểm thử phi chức năng) có những loại test cơ bản sau: 
  • Trong Kiểm tra chức năng và kiểm tra phi chức năng lại phân loại thành các loại kiểm tra nhỏ khác, dưới đây sẽ là chi tiết từng loại kiểm thử

Hình 1: Các loại test

1. Functional Testing(Kiểm thử chức năng)

Trong kiểm tra chức năng sẽ bao gồm những loại kiểm thử sau:

a. Installation Testing: Kiểm tra cài đặt

  • Kiểm tra cài đặt nghĩa là sau khi chương trình được hoàn thành xong, ngưởi triển khai chương trình phải kiểm tra xem chương trình có hoạt động tốt trên môi trường phần cứng của khách hàng không.
  • Ví dụ: Sau khi code xong một phần mềm android thì phải cài phần mềm đó vào máy điện thoại của khách hàng và kiểm tra xem nó hoạt động trên điện thoại đó không, sau đó tester sẽ chụp lại các bằng chứng chụp phiên bản ứng dụng, ngày cập nhật là bao nhiêu...

b. Smoke Testing: Kiểm tra Smoke

  • Kiểm tra Smoke là kiểu test không chính thức, kiểu kiểm tra qua qua mấy chức năng sơ sơ để đảm bảo các chức năng vẫn hoạt động.
  • Công việc này test hay dev đều có thể làm được.

c. Regression Testing: Kiểm tra hồi quy

  • Kiểm tra hồi quy được thực hiện khi nhận bản build phần mềm sau khi fix những bug được tìm thấy trong lần test ban đầu.
  • Nó xác minh xem các bug đã thực sự được fix hay chưa và kiểm tra xem toàn bộ phần mềm có hoạt động tốt với các thay đổi hay không.

d. Acceptance Testing: Kiểm tra chấp nhận

  • Trong thử nghiệm Acceptance Testing (Chấp nhận người dùng), ứng dụng được kiểm tra dựa trên sự thoải mái và chấp nhận của người dùng bằng cách xem xét tính dễ sử dụng của họ.
  • Người dùng cuối thực tế hoặc khách hàng được cung cấp phiên bản dùng thử trong thiết lập văn phòng của họ để kiểm tra xem phần mềm có hoạt động theo yêu cầu của họ trong môi trường thực hay không. Thử nghiệm này được thực hiện trước khi ra mắt cuối cùng và cũng được gọi là Thử nghiệm Beta hoặc thử nghiệm người dùng cuối (end - user).

e. Sanity Testing/Confirm Testing/Re Testing: Kiểm tra Sanity

Loại test này được thực hiện khi:

  • Chỉ có một chức năng cụ thể hoặc một lỗi (bug) được fix để kiểm tra xem chức năng đó có hoạt động tốt hay không ?
  •  xem liệu có vấn đề nào khác do những thay đổi trong các thành phần liên quan.

f. Alpha Testing: Kiểm tra Alpha

Kiểm thử Alpha sẽ được thực hiện ở phia Dev, kiểu sẽ mời các chuyên gia vào cuộc họp để thử sử dụng ứng dụng này xem có cần cải tiến gì không trước khi phần mềm được đưa vào giai đoạn thử nghiệm

g. Beta Testing: Kiểm tra Beta

Kiểm thử beta được thực hiện sau kiểm thử Alpha, bài test này được thưc hiện ở vị trí khách hàng hoặc người dùng bên ngoài không phải dev,  khách hàng dùng thử phần mềm trong thời gian ngắn, đôi khi thì phiên bản beta cũng được làm sẵn mà mở trên kho ứng dụng cho một nhóm khách hàng đăng ký dùng thử

2. Non Functional Testing: Kiểm tra phi chức năng

  • Kiểm thử Phi chức năng là một loại kiểm thử liên quan đến các vấn đề như Hiệu suất, Bảo mật, Giao diện người dùng.... của phần mềm.
  • Nó được thiết kế để kiểm thử mức độ sẵn sàng của một hệ thống theo các tham số phi chức năng mà không được giải quyết bằng kiểm thử chức năng.
  • Vi dụ như: Kiểm thử xem có bao nhiêu người có thể đăng nhập đồng thời vào một phần mềm.
  • Việc kiểm tra loại này bằng manual test là không khả thi, do đó chúng ta phải sử dụng tool để thực hiện chúng như LoadRunner, JMeter ...

a. Performance Testing: Kiểm tra hiệu năng

Kiểm tra hiệu năng thì lại bao gồm 3 loại kiểm thử hiện năng thường hay sử dụng đó là: 

Load testing:

  • Một ứng dụng dự kiến sẽ xử lý một khối lượng công việc cụ thể được kiểm tra về thời gian đáp ứng (response time) của nó trong một môi trường thực tế .
  • Nó được kiểm tra khả năng hoạt động chính xác trong thời gian quy định và có thể xử lý tải.

Stress testing:

  • Trong thử nghiệm Stress, ứng dụng được test với khối lượng công việc tăng thêm để kiểm tra xem nó có hoạt động hiệu quả không và có thể xử lý đáp ứng hiệu suất theo yêu cầu.
  • Ví dụ: Kiểm tra một trang web khi người dùng truy cập đang ở mức cao nhất. Có thể có một tình huống mà khối lượng công việc vượt quá đặc điểm kỹ thuật. Trong trường hợp này, trang web có thể bị lỗi, chậm hoặc thậm chí bị sập.

Volume testing: 

  • Volume testing (hay còn được gọi là kiểm thử khối lượng) là một thử nghiệm hiệu suất, nơi mà phần mềm phải chịu một lượng lớn dữ liệu. Nó cũng được gọi là flood testing
  • Khối lượng thử nghiệm được thực hiện để phân tích hiệu suất của hệ thống bằng cách tăng khối lượng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
  • Với sự trợ giúp của Khối lượng thử nghiệm, tác động đến thời gian phản ứng và tình trạng của hệ thống có thể được nghiên cứu khi tác động bởi khối lượng dữ liệu lớn.
  • Ví dụ: thử nghiệm tình trạng của trang web xem video khi có hàng triệu người dùng tải video xuống

b. Security Testing: Kiểm tra bảo mật

  • Kiểm tra bảo mật là để kiểm tra mức độ an toàn của phần mềm liên quan đến dữ liệu qua mạng khỏi cuộc tấn công độc hại. Các lĩnh vực chính được kiểm tra trong thử nghiệm này bao gồm ủy quyền, xác thực người dùng và quyền truy cập của họ vào dữ liệu dựa trên các vai trò như quản trị viên, người điều hành và cấp độ người dùng.

c. Usability Testing: Kiểm tra tính khả dụng

  • Trong loại thử nghiệm này, Giao diện người dùng được kiểm tra về tính dễ sử dụng và xem mức độ thân thiện với người dùng

Giới thiệu về HIENDV94

Mình là Hiển. Đây là blog ghi chép lại những thứ mình trải qua và học được hàng ngày, mình luôn luôn muốn học hỏi để trau dồi kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân. Rất mong được làm quen mọi người. Hãy kết bạn với mình qua Facebook các bạn nhé.

0 Bình luận:

Đăng nhận xét