SELENIUM Bài 16: Jenkins và ứng dụng Jenkins vào Automation Testing với Selenium

I. Giới thiệu về Jenkins

1. Jenkins là gì ?

  • Jenkins là một phần mềm tự động hoá, mã nguồn mở, được viết bằng Java. Jenkins giúp tự động hoá các quy trình trong phát triển phần mềm.
  • Jenkins là một phần mềm ở dưới dạng server, chạy trên nền servlet được sự hỗ trợ bởi Apache Tomcat. 
  • Jenkins hỗ trợ hầu hết các phần mềm quản lý mã nguồn phổ biến hiện nay như Git Hub, Maven...
  • Jenkins cũng hỗ trợ các mã lệnh của Shell và Windows Batch, đồng thời còn chạy được các mã lệnh của Apache Ant, Maven, Gradle...

Hình 1: Biểu tượng nhận biết phần mềm Jenkins


2. Lợi ích mang lại khi sử Jenkins với Selenium

  • Sử dụng Selenium với Jenkins cho phép bạn chạy test mỗi khi phần mềm có thay đổi.
  • Bạn có thể đặt lịch để chạy test tự động ở những thời gian cụ thể.
  • Jenkins giúp lưu lại lịch sử và test report sau mỗi lần chạy.
  • Hỗ trợ maven để xây dựng và chạy một dự án tích hợp liên tục.

3. Cách cài đặt Jenkins trên Windows

  • Do Jenkins chạy bằng Java nên điều đầu tiên là bạn phải cài đặt Java. Sau đó bạn cần cài đặt thêm OpenJDK (Tại thời điểm viết bài viết này Jenkins chỉ hỗ trợ JDK8 và JDK11). Khi Java đang chạy bạn có thể cài đặt Jenkins.
  • Các bước cài đặt Jenkins thì luôn giống nhau nên mình đã tham khảo tại vietnix để tránh mất thời gian chụp ảnh lại màn hình. Các bước thực hiện như sau.

Bước 1: Download gói Jenkins tại đây: https://www.jenkins.io/

Bước 2: Giải nén file Jenkins đã tải xuống lúc nãy.


Hình 2: File cài đặt Jenkins sau khi được tải về

Bước 3: Nhấn vào “Continue” để bắt đầu cài đặt, nhấp Install để bắt đầu quá trình cài đặt Jenkins, thực hiện các bước điền thông tin theo yêu cầu của phần mềm.


Hình 3: Quá trình bắt đầu cài đặt Jenkins

Bước 4: Nhấn “Finish: để hoàn tất quá trình cài đặt Jenkins.


Hình 4: Hoàn tất quá trình bắt đầu cài đặt Jenkins

Bước 5: Mở trình duyệt truy cập: http://localhost:8080, sau đó Điều hướng hoặc truy cập đường dẫn đã đề cập ở hình dưới. C:\Program Files(x86)\Jenkins\secret\initialAdminPassword. 


Hình 5: Truy cập đường dẫn để lấy password mở phần mềm Jenkins


Bước 6: Thực hiện sao chép và dán vào Administrator password như trên hình và nhấp “Continue”.


    Hình 6: Dán password sau khi đã copy được tại đường dẫn trên

    Bước 7: Bây giờ, bạn có thể cài đặt các plugin được đề xuất hoặc các plugin bạn thấy phù hợp.


    Hình 7: Cài đặt các plugins


    Bước 8: Tạo user cho Jenkins. Và nhập các thông tin mà phần mềm yêu cầu sau đó” Save and Continue”.


    Hình 8: Tại tài khoản để sử dụng Jenkins

    Bước 9: Nhấn ” Save and Finish”.


    Hình 9: Nhấn lưu lại toàn bộ các cài đặt và kế thúc quá trình cài đặt


    Bước 10: Nhấn ” Start using Jenkins” để khởi động Jenkins.


    Hình 10: Quá trình bắt đầu sử dụng Jenkins

    Bước 11: Giao diện Jenkins sẵn sàng sử dụng sau khi hoàn tất tất cả các cài đặt.

    Hình 11: Quá trình bắt đầu sử dụng Jenkins

    II. Ứng dụng Jenkins vào Automation Testing với Selenium

    1. Mục Manage Jenkins

    Muc này giúp chúng ta config các thông số và các môi trường ví dụ như chúng ta phải sử dụng JDK nào.

    Trong mục này chúng ta quan tâm đến các phần như:
    • Global Tool Configuration: Mục này sẽ giúp khai báo các mục như Maven, JDK, Git...
    • Manage Plugin: Mục này giúp chúng ta cài đặt các cái để quản lý các HUB như kiểu Selenium Grid. Tuy nhiên thì hiện tại thì plugin của Selenium đang bị cảnh báo, nên chúng ta không sử dụng được.

    2. Tạo Job để chạy Automation

    Bước 1: Trong Dashboard nhấn chọn New Item

    Bước 2: Điền Item name vào chọn kiểu Project là Freestyle Project, sau đó nhấn OK

    Bước 3: Sau khi nhấn OK, Trong tab General chúng ta chọn Advanced, sau đó click vào Use custom workspace và trỏ đến folder project của chúng ta bằng cách điền đường dẫn thư mục Project vào mục Directory. Mục Display Name điền Tên của Project. 









    Bước 4: Mục Source Code Management
    Đây là nơi quản lý source code, nếu chúng ta dùng Git thì tích vào Git....



    Mục Build Triggers: Nó sẽ quản lý khi nào sẽ chạy cái Build này.  Thông thường chúng ta sẽ chọn Build periodically là build định kỳ. Thì sẽ nó sẽ cho phép chúng ta đặt lịch khi nào chúng ta muốn Build. Chi tiết cách đặt lịch như thế nào thì chúng ta nhấn vào dấu ? sẽ được giải thích cụ thể.

    Uploading: 19990 of 19990 bytes uploaded.


    Mục Build: Mục này sẽ cho phép chúng ta phương thức chạy Project

    Ở đây mình chọn phương thức chạy bằng File .bat. Trong project của mình đã chức file .bat này rồi nên mình chỉ cần điền tên file vào phần dưới này thôi.



    Mục Post-build Actions: Mục này sẽ cho phép chúng ta làm một số hành động sau khi Build Project. Ví dụ như gửi Email, gửi thông báo....

    Bước 5: Nhấn Save Job lại. Sau khi lưu lại thì chúng ta sẽ có giao diện như phía dưới, nhấn hình Tam Giác để chạy.








    Chúng nha nhấn vào chỗ Build Executor Status để xem quá trình chạy





    Giới thiệu về HIENDV94

    Mình là Hiển. Đây là blog ghi chép lại những thứ mình trải qua và học được hàng ngày, mình luôn luôn muốn học hỏi để trau dồi kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân. Rất mong được làm quen mọi người. Hãy kết bạn với mình qua Facebook các bạn nhé.

    0 Bình luận:

    Đăng nhận xét